Original English Link: On Anatta (No-Self), Emptiness, Maha and Ordinariness, and Spontaneous Perfection
Also See:(Vietnamese) Bản Chất Phật Không Phải Là "Tôi Là" - Buddha Nature is NOT "I Am"
Also See: (Vietnamese) Không cần danh từ để bắt đầu động từ - No nouns are necessary to initiate verbs
Note by Soh: I would like to thank Vu Huy Le and Cao Khanh for offering to help with the translation and ammendments of the Thusness Seven Stages of Enlightenment article. Cao Khanh had an experiential breakthrough shortly after helping with the translation while reading the book that Yin Ling and I recommended: Cracking the Walnut: Understanding the Dialectics of Nagarjuna by Thich Nhat Hanh https://www.amazon.com/Cracking-Walnut-Understanding-Dialectics-Nagarjuna-ebook/dp/B0BKKR3N74/ref=sr_1_1?crid=3GY6R5K9F7ZCF
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ khu vực nào cần cải thiện trong bản dịch hoặc có đề xuất, vui lòng truy cập trang liên hệ để chia sẻ phản hồi của bạn: Liên Hệ
Nếu bạn muốn có bản dịch cho bất kỳ bài viết nào sau đây, đừng ngần ngại liên hệ với tôi, và tôi sẽ sử dụng ChatGPT để hỗ trợ việc dịch: Liên Hệ
Về Vô Ngã, Tính Không, Trùng Trùng Duyên Khởi trong Thường Nhật, và Sự Tự Nhiên Hoàn Hảo
Không hiểu tại sao nhưng gần đây, chủ đề về anatta - Vô Ngã thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn. Có lẽ “duyên" (điều kiện) đã xuất hiện. -:). Tôi sẽ chỉ ghi lại một số suy nghĩ về trải nghiệm của tôi về “vô ngã”. Chia sẻ tự phát, không có gì mang tính tuyệt đối.
Hai khổ dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn tôi đến trải nghiệm trực tiếp về Vô Ngã. Mặc dù chúng có vẻ truyền đạt cùng một nội dung về anatta, nhưng thiền định với hai câu này có thể mang lại hai trải nghiệm sâu sắc rất khác nhau - khổ 1 về khía cạnh sự trống rỗng (tính không) và khổ 2 là sự sáng tỏ phi-nhị-nguyên. Cái Biết đến từ những trải nghiệm này rất thông tuệ vì chúng đi ngược lại với hiểu biết thông thường của chúng ta về nhận thức.
Có suy nghĩ, không có người nghĩ Có nghe, không có người nghe Có thấy, không có người thấy Trong suy nghĩ, chỉ có ý nghĩ Trong nghe, chỉ có âm thanh Trong thấy, chỉ có hình dạng, màu sắc.
Trước khi tiếp tục, lưu ý cực kỳ quan trọng: không có cách nào để hiểu đúng các câu trên thông qua suy luận, suy diễn logic hay quy chiếu. Không phải là có điều gì huyền bí hay siêu việt về các câu này, mà đơn giản là cách suy nghĩ rối rắm là một 'cách tiếp cận sai lầm'. Kỹ thuật đúng là thông qua 'vipassana' (nhìn thấu trực diện) hoặc bất kỳ cách quan sát trực tiếp mọi thứ như chúng vốn có. Đây là lưu ý của tôi, cách biết trực diện này sẽ trở nên tự nhiên khi cái biết phi nhị nguyên đạt độ chín, trước đó có thể cần 'cố gắng' khá nhiều.
Khổ Đầu
Hai trải nghiệm rõ ràng nhất từ cái thấy ban đầu của khổ thơ đầu tiên là sự thiếu vắng người làm và cái nhìn trực tiếp về sự vắng mặt của một chủ thể. Hai trải nghiệm này là chìa khóa cho giai đoạn thứ 5 trong 7 giai đoạn tỉnh thức của tôi.
Sự thiếu vắng người liên kết và điều phối các trải nghiệm.
Không có cái 'tôi' để liên kết, hiện tượng (suy nghĩ, âm thanh, cảm xúc, v.v.) xuất hiện như bong bóng, nổi lên và biểu hiện một cách tự do, ngẫu hứng và không giới hạn. Sự vắng mặt của chủ-hành-động làm mang lại một cảm giác tự do và “thông suốt". Dù nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng trải nghiệm trực tiếp sẽ thấy rất “đúng". Chúng ta sẽ không có hiểu biết chính xác khi giữ chặt lập trường rằng có cái gọi là 'bản chất', “cốt lõi". Rất đáng kinh ngạc cách quan điểm 'bản chất' ngăn chúng ta nhìn thấy Giải Thoát chính là sự thật về không có chủ nhân của hành động, không thấy sự tương phụ và kết nối tạo ra hiện tượng, không thấy sự hiện diện phi nhị nguyên quang minh.
Trực tiếp nhận thấy không có chủ thể.
Trong trường hợp này, có một sự nhận thấy trực tiếp rằng không có "chủ thể". Chỉ có một suy nghĩ rồi lại một suy nghĩ khác. Vì vậy, luôn luôn là (suy nghĩ) quan sát suy nghĩ chứ không hề có người quan sát quan sát suy nghĩ. Tuy nhiên, cái nhìn này nghiêng về một trải nghiệm giải phóng đầy tự phát và cái nhìn thoáng qua về tính không - sự trống rỗng vốn có của hiện tượng - tất cả đều tạm thời như bong bóng thoáng qua, không có gì có thể gọi là “lõi" hoặc “bản chất" chắc nịch. Ở giai đoạn này, không nên hiểu nhầm rằng chúng ta đã trải nghiệm thấu đáo bản chất 'trống rỗng' của hiện tượng và ý thức, mặc dù có thể sẽ có cám dỗ để nghĩ rằng chúng ta đã thấy được hết. -:)
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân, có thể sẽ không rõ ràng rằng "luôn luôn là ý nghĩ quan sát ý nghĩ chứ không phải người quan sát quan sát ý nghĩ." hoặc "người quan sát chính là ý nghĩ đó." (Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi cá nhân, có thể không rõ ràng rằng đó là "luôn nghĩ về việc quan sát suy nghĩ chứ không phải là một người quan sát đang quan sát suy nghĩ" hoặc "người quan sát chính là suy nghĩ đó.") Bởi vì đây là cái nhìn sâu sắc chủ chốt và là một bước không thể hiểu sai trên con đường giải thoát, kể cả nghe có vẻ thiếu tôn trọng, tôi muốn nói thẳng rằng
Đối với những thầy dạy “Hãy để ý nghĩ xuất hiện và tan biến, Nhìn thấy tấm gương nền hoàn hảo và không bị ảnh hưởng.” Với tất cả sự tôn trọng, họ chỉ nói nghe tuy đẹp đẽ nhưng lầm lạc. Đúng hơn thì: Nhận ra rằng không có ai đằng sau các ý nghĩ. Đầu tiên, thấy một ý nghĩ rồi lại một ý nghĩ khác. Rồi cái thấy dần thâm thuý sẽ tự tiết lộ, Luôn luôn chỉ ĐÂY, Một Ý Nghĩ! Không sinh, quang minh hiện hình mà trống rỗng!
Và đây là mục đích chính của việc thấy Vô Ngã - anatta. Để nhìn thấu rằng không có cái nền nào tồn tại thực sự. Điều tồn tại là một dòng chảy, hành động hoặc nghiệp. Không có người làm hay điều gì được làm, chỉ có việc làm; Không có người thiền hay việc thiền định, chỉ có thiền định đang diễn ra.
Từ quan điểm buông xả, "một người quan sát đang quan sát ý nghĩ" sẽ tạo ra cái tưởng rằng có một người quan sát cho phép ý nghĩ xuất hiện và tan biến trong khi bản thân cái người đó không bị ảnh hưởng. Đây là ảo tưởng; nó là “bám víu” giả trang thành “buông xả". Khi chúng ta nhận ra rằng không có nền tảng nào từ đầu, thực tại hiện hình thành một phép buông xả.
Qua thực hành, 'ý định' thuyên giảm khi cái hiểu chín muồi và “hành động" sẽ dần được trải nghiệm như một sự xảy ra tự nhiên ngẫu hứng như thể vũ trụ đang hành động. Với một số chỉ dẫn về “duyên khởi", chúng ta có thể thấm đậm sâu hơn để thấy bất kỳ hoàn cảnh nào đều là biểu hiện thuần túy của vạn vật tương tác với vạn vật. Thực ra thì nếu chúng ta không chỉ mặt đặt tên cho 'vũ trụ', nó chỉ là vậy - cái vũ trụ đó cũng chỉ là một biểu hiện duyên khởi nảy sinh luôn luôn đúng lúc, đúng chỗ.
Hiểu điều này, thực hành đơn giản là rộng mở với bất cứ chuyện gì.
Vì hoàn cảnh nào cũng luôn đúng lúc, đúng chỗ.
Không nơi nào để gọi là nhà, mọi nơi đều là nhà.
Khi trải nghiệm trưởng thành qua thực hành buông xả,
Trải nghiệm hoá Trùng Trùng Duyên Khởi! Tuyệt vời, thần kỳ, thật hạnh phúc.
Trong mọi chuyện thường nhật như nhìn, ăn, nếm,
Khi nói thơ ca thì như thể cả vũ trụ đang hành thiền.
Vạn câu ca đều là các cách diễn đạt khác nhau
Của cùng vạn vật trùng trùng duyên khởi
Là lung linh sống động khoảnh khắc này.
Đến lúc đó, sẽ rất rõ rằng hiện tượng vô thường luôn luôn diễn ra một cách hoàn hảo; gỡ rối những gì cần gỡ rối, biểu hiện những gì cần biểu hiện và tan biến khi đến lúc đi. Không có vấn đề gì với cái vô thường này. Vấn đề là nếu bám víu và tiếp tục cố thấy cái 'gương' phản chiếu dòng vô thường, khi thói quen hình tượng hoá của tâm trí vẫn còn mạnh. Cái gương đó không thể hoàn hảo; dòng chuyển dịch của hoàn cảnh mới hoàn hảo. Gương chỉ có vẻ hoàn hảo chỉ khi tâm trí còn bám chặt vào các quan điểm tách biệt đây-kia, có-không, đi-đến, sinh-diệt.
Những quan điểm tách biệt sâu đậm và tinh vi này đã nhân cách hóa "khía cạnh quang minh" thành chủ thể quan sát và gạt đi "khía cạnh trống rỗng" là hiện tượng tạm thời. Khi đó, thách thức chính của thực hành là nhìn rõ ràng rằng quang minh và trống rỗng là 1 và không thể là 2, chúng chưa bao giờ và không bao giờ có thể bị tách rời.
Khổ Hai Đối với khổ thứ hai, trọng tâm là sự sống động, tinh khiết của hiện tượng vô thường. Các suy nghĩ, âm thanh và tất cả hiện tượng vô thường đều không thể phân biệt ra khỏi Ý Thức. Không có sự phân chia giữa người trải nghiệm và trải nghiệm, chỉ có một trải nghiệm tự phát liền mạch xuất hiện LÀ người suy nghĩ/ý nghĩ, người nghe/âm thanh, người cảm nhận/cảm xúc và vân vân. Trong việc nghe, người nghe và âm thanh không thể phân biệt là hai. Đối với bất kỳ ai quen thuộc với trải nghiệm “TA LÀ”, cảm giác tồn tại thuần khiết đó, trải nghiệm sự hiện diện mạnh mẽ đến mức làm cho một người cảm thấy thật sự đang SỐNG, đúng là không thể quên. Khi cái nền hậu cảnh biến mất, tất cả hiện tượng tiền cảnh tiết lộ chính nó là Sự Hiện Diện. Thực tại giống như trước giờ đều tự nhiên “thấu đáo trong suốt” hoặc nói đơn giản là, trần trụi trong ý thức. Từ tiếng rít của máy tính, đến rung động của chuyến tàu điện đang di chuyển, đến cảm giác khi chân chạm đất, tất cả những trải nghiệm này đều rõ ràng tinh khiết, không kém sống động so với cái “TA LÀ”. Sự Hiện Diện vẫn hoàn toàn hiện hữu, không có gì bị phủ nhận. -:)
Chia tách giữa chủ thể và vật thể chỉ đơn giản chỉ là giả định Nên đang có người buông xả và có thử cần buông xả là một ảo ảnh Khi cái tôi càng ngày càng trong suốt, Thì vạn vật cũng càng ngày càng quang minh. Trong cái trong suốt thấu đáo mọi cảnh đều tinh khôi, sắc nét Hiển nhiên khắp nơi, đâu đâu cũng sống động!
Đến lúc đó, sẽ rất rõ ràng rằng chính cách nhìn phân tách cố hữu đang che mờ cái thấy trực diện. Trong trải nghiệm thực tế, chỉ có hiện tượng biểu hiện đầy sắc nét. Khi trải nghiệm này chín muồi, thân tâm sẽ tan biến thành ánh quang minh phi nhị nguyên và mọi hiện tượng được trải nghiệm là biểu hiện của sự hiện diện phi nhị nguyên quang minh này - cái nhìn sâu sắc này dẫn đến sự nhận ra "Tất cả đều là Tâm". Sau đó, không nên quá bộp chộp vội vàng đi đến kết luận nào; mà hãy điều tra thêm. Liệu cái quang minh phi nhị nguyên này có đang mang bất kỳ đặc tính nào như bản chất tự thân độc lập, không thay đổi và vĩnh cửu không? Người hành thiền có thể vẫn mắc kẹt khá lâu do tiếp tục “cô đọng" sự hiện diện phi nhị nguyên mà không biết. Điều này có thể đến từ tàn dư của góc nhìn “Gương Đơn Độc” như được mô tả trong giai đoạn 4 của 7 giai đoạn nhận biết của tôi. Mặc dù trải nghiệm đã phi nhị nguyên, nhưng tính không vẫn chưa được hiểu sâu sắc. Mặc dù mớ ràng buộc của các phép tách rời đã thuyên giảm, quan điểm “có tồn tại bản chất” vẫn còn mạnh mẽ. Khi 'chủ thể' được nhìn thấu, trải nghiệm trở thành phi nhị nguyên nhưng chúng ta quên chưa soi kỹ vào 'đối tượng'. Khi mà đối tượng cũng được nhìn thấu đến tính trống rỗng, chúng ta thấy Dharmakaya - Pháp Thân. Hãy thấy rõ ràng rằng khi “chủ thể” được nhìn thấu lần đầu tiên, “chủ thể" thực ra chỉ là một nhãn mác gán cho 5 uẩn. Và tiếp theo chúng ta còn phủ nhận luôn cái Hiện Diện, hay nhìn rõ rằng sựcá Hiện Diện Quang Minh Trống Rỗng “đằng sau” các nhãn mác của tâm trí bản thân nó cũng phi nhị nguyên, cũng không độc lập tách rời, không trường tồn, không vĩnh cửu.
Đối với những hành giả Phật giáo chân chính đã có cái hiểu sâu về sự thật phi nhị nguyên, họ có thể tự hỏi tại sao Đức Phật lại nhấn nhiều vậy về duyên khởi nếu cái đích cuối cùng là Sự Hiện Diện Phi Nhị Nguyên? Lý do là vì khi đó trải nghiệm giống như kinh Vệ Đà, giống 'Brahman' - Đại Ngã hơn là 'Sunyata' - Tính Không. Sự “chắc nịch của Hiện Diện Phi Nhị Nguyên” này phải được nhìn thấu qua bằng hiểu đúng Duyên Khởi và Tính Không. Biết điều này, người hành thiền có thể tiến bộ để hiểu bản chất trống rỗng (phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện) của sự hiện diện phi nhị nguyên. Đây là việc tinh chỉnh thêm trải nghiệm Vô Ngã anatta theo khổ đầu tiên.
Đối với những người hành thiền "Ta Là", sau khi có thấy sự thật phi nhị nguyên, thông thường họ ở trong sự hiện diện phi nhị nguyên này. Họ thấy vui trong 'chặt củi, mang nước' và 'mùa xuân đến, cỏ mọc tự nhiên'. Không có gì có thể nhấn mạnh nhiều hơn; trải nghiệm dường như là đỉnh cao rồi. Hy vọng cái duyên có thể xuất hiện cho những người hành thiền này để nhìn thấu dấu tích rất tinh vi phân tách đang ngăn cản những cái thấy sâu hơn này.
Về Tính Không
Nếu chúng ta quan sát các suy nghĩ và tự hỏi xem chúng xuất hiện ở đâu, xuất hiện như thế nào, 'suy nghĩ' là như thế nào. 'Suy nghĩ' sẽ tiết lộ bản chất của nó là sự trống rỗng, tính không - rõ ràng hiện hình nhưng hoàn toàn không thể định vị. Chúng ta không nên suy luận hay trừu tượng hóa điều này mà cần cảm nhận bằng toàn bộ sinh mệnh của chúng ta về cái tính 'không thể nắm bắt' và 'không thể định vị' này. Nó dường như tồn tại 'ở đâu đó' nhưng không có cách nào để định vị nó. Chỉ có ấn tượng về một nơi "đó" nhưng không bao thực sự có cái "đó". Tương tự, "ở đây" và "bây giờ" cũng chỉ là ấn tượng hình thành từ cảm giác, tổ hợp của các nguyên nhân và điều kiện, không có gì vốn dĩ 'ở đó'; cũng trống rỗng như 'tự ngã'.
Tính không, cái bản chất trống rỗng không thể nắm bắt và không thể định vị này không chỉ dừng lại ở 'suy nghĩ'. Tất cả trải nghiệm hoặc cảm giác đều như vậy - rõ ràng hiện hữu nhưng không có thực, không thể nắm bắt, tự phát, không thể định vị.
Nếu chúng ta quan sát một bông hoa màu đỏ, nó rõ ràng, sáng ngời và đang ngay trước mắt chúng ta, cái "đỏ" chỉ dường như "thuộc về" bông hoa, nhưng thực tế không phải vậy. Cái màu đỏ đó không xuất hiện ở tất cả các loài động vật (chó không thể nhận biết màu sắc) cũng như "đỏ" không phải là thuộc tính bản chất của tâm trí. Nếu được cho "thị lực lượng tử" để nhìn vào cấu trúc nguyên tử, cũng không có thuộc tính "đỏ" ở đâu cả, chỉ có không gian / hư không gần như hoàn toàn với không có hình dạng và hình thức có thể nhận biết được. Mọi hình thức xuất hiện đều phụ thuộc vào duyên khởi, và do đó không có bản chất tự nhiên hoặc thuộc tính cố định. Hình dạng, hình thức, hoặc cái "đỏ" đó - chỉ là rõ ràng hiện hữu nhưng trống rỗng, chỉ là hiện tượng xuất hiện mà không có bản chất/tồn tại khách quan.
Tương tự, khi đứng trước một đống lửa đang cháy, toàn bộ hiện tượng 'lửa', nhiệt đốt cháy, toàn bộ cảm giác 'nóng' rất rõ ràng và dường như rất thật nhưng khi soi chiếu, chúng cũng không thực sự "ở đó", mà chỉ xuất hiện khi điều kiện để xuất hiện có mặt. Thật đáng kinh ngạc cách cái nhìn phân tách, vin vào bản chất đã bó chặt các trải nghiệm vốn luôn liền mạch thành các dạng hình khối với cấu trúc ai-ở-đâu-khi-nào.
Tất cả trải nghiệm đều trống rỗng, đều mang tính không. Như đang ngắm một bức họa vẽ trên mặt hồ. Không có cách nào chỉ vào một khoảnh khắc của trải nghiệm mà nói đây là 'trong' và kia là 'ngoài'. 'Trong' cũng như 'ngoài'; đối với Nhận Thức, chỉ có một dòng trải nghiệm liền mạch mà không có cái dòng trải nghiệm thứ hai nào cả.
Gương hay hồ không quan trọng, cái quan trọng là quá trình hiển hiện như-thể-ảo-ảnh của bức hoạ lấp lánh trên mặt hồ; giống ảo ảnh nhưng không phải ảo ảnh, giống một giấc mơ nhưng không phải đang mơ. Đây là cái nền của tất cả trải nghiệm.
Tuy nhiên, cái tính 'không thể nắm bắt và không thể định vị' này không phải là tất cả; còn có Maha - Trùng Trùng Duyên Khởi, cảm giác hùng vĩ vượt mọi rào cản trong cảm nhận cái 'tương phùng kết nối'.
Khi ai đó đánh chuông, người đó, cây gậy, quả chuông, sự rung động của không khí, tai và sau đó sự xuất hiện kỳ diệu của âm thanh -- 'Tongsss… vang vọng…' là một nhịp xảy ra liền mạch, chỉ một trải nghiệm. Khi thở, chỉ là toàn bộ hơi thở này; tất cả nguyên nhân và điều kiện đến với nhau tạo ra toàn bộ cảm giác như thể cả vũ trụ đang thực hiện hơi thở này.
Chỉ nói không thì không lột tả được y nghĩa của trải nghiệm Maha này; theo quan điểm của tôi, nếu thiếu việc trực tiếp trải nghiệm, thì độ hiểu về trùng trùng duyên khởi và cái thấy phi nhị nguyên vẫn chưa hoàn chỉnh.
Trải nghiệm về bản chất trống rỗng của chúng ta rất khác so với trải nghiệm nhập-một phi nhị nguyên. Chẳng hạn như 'Khoảng cách' được vượt qua trong phi nhị nguyên bằng cách nhìn thấu khía cạnh ảo của sự chia tách chủ thể/đối tượng và kết quả là một sự hiện diện không phân tách. Đó là việc nhìn thấy tất cả chỉ là 'Đây'. Nhưng trải nghiệm Tính Không còn phá luôn ranh giới của cái “Đây" thông qua việc nhìn rõ tính không thể nắm bắt và không thể định vị.
Không cần có 'nơi nào' hay 'khi nào' hay 'ai tôi' khi chúng ta thấy rõ bản chất này. Khi nghe âm thanh, âm thanh không phải 'ở đây' hay 'ở đó', nó ở nơi nó ở và biến mất! Khi thấy rõ muôn hình vạn trạng đều là duyên khởi và do đó đều có tính không là bản chất, những điểm bám víu trong thân tâm trí sẽ tự dần tiêu biến. Mọi trải nghiệm đều được cảm nhận là "luôn luôn đúng lúc, đúng chỗ".
Ta có cảm giác nhà ở khắp mọi nơi mặc dù không nơi nào có thể gọi là nhà. Với việc trải nghiệm bản chất trống rỗng có trong sự hiện diện, hành giả trở nên chắc chắn rằng sự hiện diện phi nhị nguyên vẫn đang để lại một điểm tách biệt vi tính tinh tế. Và dấu tích này cần được nhìn thấy là sự trống rỗng, không thể cố định, không thể nắm bắt được, nên không thể bám vào, từ đó những bám víu để cố định trải nghiệm sẽ tan biến.
Ta sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng vì sự hiện diện càng hiển hiện rõ ràng hơn mà không cần nỗ lực gượng ép. Sau đó, ta chuyển từ "hiện diện phi nhị nguyên sống động" sang "mặc dù sống động và hiện hữu phi nhị nguyên, nó không có thực, trống rỗng!".
Về Maha - Trùng Trùng Duyên Khởi và Tính Thường Nhật
Trải nghiệm về Maha có thể nghe giống như một người đang theo đuổi một loại trải nghiệm nhất định và dường như mâu thuẫn với 'sự bình thường của giác ngộ' được nhấn mạnh trong Thiền tông Zen. Điều này không chính xác. Thực tế thì nếu không có trải nghiệm Maha, sẽ không hai nguyên không hoàn chỉnh thì phi nhị nguyên không thể hoàn chỉnh. Đoạn chia sẻ này không phải về Maha như một giai đoạn cần đạt được mà là để thấy rằng trong Sunyata - Tính Không, có Maha - Trùng Trùng Duyên Khởi. Trong Maha, một người không cảm thấy cái ngã, người đó 'cảm nhận' vũ trụ; không cảm thấy 'Brahman' mà cảm thấy 'trùng trùng duyên khởi’; không cảm thấy 'bất lực' do 'phụ thuộc và liên kết chặt chẽ' mà cảm thấy hùng tráng bứt ra khỏi các rào cản, tự phát ngẫu hứng và kỳ diệu.
Bây giờ hãy bàn một chút về 'tính thường nhật'.
Tính thường nhật luôn là điểm mạnh của Đạo giáo. Trong Thiền tông Zen, chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của khía cạnh này trong những mô hình giác ngộ như Năm Cấp Độ của Tozan và Mười Hình Ảnh Chăn Bò.
Nhưng tính thường nhật chỉ nên được hiểu rằng thế giới phi nhị nguyên và vạn vật trùng trùng duyên khởi của Maha không đâu khác ngoài đời thường. Không có cõi nào xa xăm để đến và không bao giờ là một trạng thái tách biệt khỏi thế giới thường nhật của chúng ta; thay vào đó, đó là việc đưa trải nghiệm nguyên sơ, ban đầu và không vấy bẩn của phi nhị nguyên và trải nghiệm Maha vào trong các hoạt động bình thường nhất. Nếu trải nghiệm này không được thấy trong các hoạt động đơn giản và thường nhật thì hành giả vẫn chưa trưởng thành trong hiểu biết và thực hành của họ.
Trước đây, trải nghiệm Maha luôn là hiện tượng hiếm gặp trong trạng thái tự nhiên và được xem như là xu hướng đến rồi đi. Để có trải nghiệm này, hành giả thường tập trung vào việc lặp lại một số hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ như:
Hít vào và thở ra, hít vào và thở ra… cho đến khi chỉ còn cảm giác hơi thở, chỉ là hơi thở như tất cả nguyên nhân và điều kiện đến với khoảnh khắc biểu hiện này.
Tập trung vào cảm giác bước chân, cảm giác cứng rắn, chỉ là cảm giác cứng rắn, cho đến khi chỉ còn cảm giác 'cứng rắn' khi chân chạm đất, chỉ là 'cứng rắn' như tất cả nguyên nhân và điều kiện đến với khoảnh khắc biểu hiện này.
Tập trung vào việc nghe ai đó đánh chuông, cây gậy, quả chuông, rung động không khí, tai tất cả đến với nhau cho cảm giác âm thanh nảy sinh, chúng ta sẽ có trải nghiệm Maha.
Tuy nhiên, kể từ khi kết hợp giáo lý duyên khởi vào sự hiện diện phi nhị nguyên, qua nhiều năm trải nghiệm Maha dần trở nên dễ tiếp cận hơn nhưng không bao giờ được hiểu là trạng thái “căn bản”. Dường như có một mối quan hệ dự đoán được giữa việc nhìn thấy được duyên khởi và thấy được tính không, tính trống rỗng trong hiện diện phi nhị nguyên.
Một tuần trước, trải nghiệm Maha đến rất rõ ràng, sống động và trở nên khá tự tại và đồng thời có sự nhận thức trực tiếp rằng nó cũng là một trạng thái tự nhiên. Trong Sunyata, Tính Không, Maha là tự nhiên và phải được tính đến đầy đủ trên con đường đón nhận bất cứ trải nghiệm nào xuất hiện. Tuy nhiên, Maha như một trạng thái thường nhật yêu cầu sự trưởng thành của trải nghiệm phi nhị nguyên; chúng ta không thể cảm nhận hoàn toàn sự trùng trùng duyên khởi của mọi thứ xuất hiện và sự biểu hiện sống động của mỗi khoảnh khắc với một tâm trí bị chia rẽ.
Cả vũ trụ là ý nghĩ này xuất hiện.
Cả vũ trụ là âm thanh này xuất hiện.
Chỉ là sự hiển hiện tráng lệ này!
Là Đạo.
Cúng dường cho tất cả sự hiện diện.
Về Sự Hoàn Hảo Tự Nhiên Cuối cùng, khi hai trải nghiệm này xâm nhập lẫn nhau, điều thực sự cần thiết là chỉ đơn giản trải nghiệm mọi hoàn cảnh xuất hiện một cách cởi mở và không e dè. Nghe có thể đơn giản nhưng đừng xem thường con đường đơn giản này; ngay cả hàng triệu kiếp tu tập không thể chạm đến độ sâu của sự sâu sắc của nó. Thực tế, tất cả các tiểu mục -- “Khổ Đầu”, “Khổ Hai”, “Về Tính Không”, đã có một số nhấn mạnh về lẽ tự nhiên. Đối với lẽ tự nhiên, tôi phải nói rằng sự hiện diện tự phát và trải nghiệm mọi hoàn cảnh xuất hiện một cách cởi mở, không e dè và không sợ hãi không phải là 'con đường' của bất kỳ truyền thống hoặc tôn giáo nào - dù là Zen, Mahamudra, Dzogchen, Advaita, Đạo giáo hay Phật giáo. Thực tế, lẽ tự nhiên là 'con đường' của Đạo nhưng Đạo giáo không thể độc quyền 'con đường' này chỉ vì nó có lịch sử lâu dài hơn. Trải nghiệm của tôi là bất kỳ hành giả chân chính nào sau khi trưởng thành về trải nghiệm phi nhị nguyên sẽ tự động và tự nhiên biết đến với điều này. Nó như trong máu, không có cách nào khác ngoài lẽ tự nhiên.
Tuy nhiên, lẽ tự nhiên và tự phát thường bị hiểu lầm. Không nên hiểu rằng không cần làm gì hoặc thực hành là không cần thiết. Thay vào đó, đó là hiểu biết sâu sắc nhất của một người hành thiền sau nhiều lần tinh lọc sự hiểu biết của mình về khía cạnh Vô Ngã Anatta, Tính Không Sunyata và duyên khởi, anh ta đột nhiên nhận ra rằng anatta là một Pháp Ấn và hiện diện phi nhị nguyên quang minh và trống rỗng luôn luôn là 'nền tảng' của tất cả trải nghiệm. Thực hành sau đó chuyển từ chế độ 'tập trung' sang 'phi nỗ lực' và cho điều này, nó yêu cầu sự ngấm sâu của cái thấy phi nhị nguyên và trống rỗng vào toàn bộ sinh mệnh của chúng ta như cách 'quan điểm phân tách và bản chất tồn tại độc lập' đã xâm nhập ý thức trước đó.
Dù thế nào, cần phải cẩn thận không biến bản chất trống rỗng và quang minh của chúng ta thành một bản chất siêu hình để níu vào. Tôi sẽ kết thúc với một bình luận tôi viết trong một blog khác Luminous Emptiness vì nó tóm tắt khá tốt những gì tôi đã viết.
Mức độ “không tạo tác”, Là mức độ chúng ta mở lòng và không sợ hãi đối diện với bất cứ điều gì. Vì bất cứ điều gì xuất hiện là tâm, luôn được thấy, nghe, nếm và trải nghiệm. Những gì không được thấy, không được nghe và không trải nghiệm, Là ý tưởng khái niệm của chúng ta về tâm là gì. Khi chúng ta biến “sự sáng chói, tinh khiết” thành một thực thể không hình dạng, Nó trở thành một đối tượng bị bám víu ngăn cản việc nhìn thấy “hình thức”, kết cấu và vải thể của ý thức. Xu hướng khách thể hoá rất tinh tế, chúng ta buông đi 'tự ngã' nhưng không biết rằng đã bám vào 'bây giờ' và 'ở đây'. Bất cứ điều gì xuất hiện chỉ là duyên khởi, không cần ai, ở đâu và khi nào. Tất cả trải nghiệm đều bình đẳng, quang minh nhưng không có bản chất tự thân. Dù trống rỗng nhưng không hề chối bỏ sự sáng sủa rõ ràng của nó. Giải thoát là trải nghiệm tâm như nó vốn có. Tự giải thoát là hiểu biết sâu sắc rằng giải thoát này luôn luôn và đã sẵn sàng; Tự nhiên hoàn hảo, hiện diện tự phát! PS: Chúng ta không nên coi hiểu biết về Tính Không, tính trống rỗng là 'cao hơn' so với hiểu biết về sự quang minh phi nhị nguyên. Nó chỉ là các hiểu biết khác nhau xuất hiện do các điều kiện khác nhau. Đối với một số người hành thiền, hiểu biết về bản chất trống rỗng của chúng ta xuất hiện trước sự quang minh phi nhị nguyên.